Cần minh bạch thông tin sản phẩm sạch hiện nay

Lo lắng trước tình trạng thực phẩm nhiễm hóa chất đang tràn lan trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng đang tìm đến những cửa hàng, siêu thị để mua thực phẩm sạch an toàn hơn. Dù đã chấp nhận bỏ ra số tiền cao hơn nhưng người tiêu dùng vẫn không biết chắc chắn là mình có mua được thực phẩm sạch như quảng cáo hay không, bởi vì họ đang thiếu thông tin về nguồn gốc xuất xứ của lượng thực phẩm này. Vậy, làm thế nào để tạo niềm tin nơi người tiêu dùng cũng như tạo chỗ đứng vững vàng cho thực phẩm an toàn?
Tại Hồ Chí Minh hiện nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm đến các cửa hàng có gắn biển nông sản, thực phẩm sạch - nơi có đủ loại thực phẩm thiết yếu như rau củ quả, đậu phụ, các loại thịt cá…
Điều quan trọng là các loại hàng hóa này đều được gắn mác “thực phẩm sạch” dù không phải nơi nào cũng có đầy đủ bằng chứng thuyết phục cho điều đó. Sự thiếu hụt các thông tin đã khiến người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm an toàn dựa trên giá cả của chúng.

Minh bạch thông tin về thực phẩm sạch

Chị Trần Tuyết Lan, ở quận Tân Bình cho biết, rau củ quả tại các siêu thị và nhất là ở cửa hàng rau sạch an toàn thường được bán với giá cao hơn khoảng 2 đến 3 lần so với giá ở chợ truyền thống, thậm chí có loại đắt gấp 5 đến 6 lần.
Thực phẩm sạch được đóng gói và có đầy đủ thông tin về hạn sử dụng, nơi sản xuất, đơn vị nhập khẩu, có giấy tờ chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, đó chỉ là những thông tin qua loa về thực phẩm, còn thực chất mọi thông tin có đúng, chính xác hay không thì chưa được kiểm chứng cụ thể: “Giá thực phẩm sạch hiện nay khá là cao, nhưng vì sức khỏe của bản thân và gia đình nên tôi vẫn chấp nhận mua. Đến mua ở các cửa hàng thực phẩm sạch chủ yếu là đặt niềm tin vào họ thôi chứ cũng biết chắc chắn được là họ nhập hàng từ đâu, chất lượng có hơn bên ngoài nhiều không… Tuy nhiên là các cửa hàng cửa hàng này được bày bán khá là hợp mắt, sạch sẽ hơn so với ở chợ dân sinh nên khiến tôi yên tâm phần nào”.
Theo kết quả điều tra tháng 5/2016 của Trung tâm Nông nghiệp thông minh Việt - Nhật tại HCM, chỉ có 25% số người được hỏi cho rằng rau trên thị trường là an toàn, 75% còn lại không lạc quan như vậy bởi không rõ nguồn gốc của rau. Đặc biệt là có tới 39% số người cho biết sẽ mua sản phẩm ngay nếu biết rõ nguồn gốc, và sẵn sàng trả thêm tiền để mua được thực phẩm thực sự an toàn.
Ông Nguyễn Xuân Vinh, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Thông minh Việt - Nhật cho biết: “Thực ra không phải người tiêu dùng không sẵn sàng trả với giá cao hơn để mua thực phẩm sạch mà do các doanh nghiệp chưa đủ uy tín để người tiêu dùng tin tưởng và vì sản xuất thực phẩm sạch bao giờ cũng đắt hơn bình thường. Trước khi trả tiền mua thực phẩm sạch người ta phải được biết sản xuất như thế nào, tại sao phải mua với giá cao hơn thì đấy chính là cái minh bạch sẽ mang lại lợi thế cho người tiêu dùng. Đối với những doanh nghiệp sản xuất mang tính chuẩn cũng là cơ hội để người ta bán với giá cao hơn bình thường và được người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm đó”.
Thực phẩm bẩn và thực phẩm an toàn song hành tồn tại trên thị trường và người tiêu dùng hầu như không có cơ sở để phân biệt rõ ràng về từng loại. Sự tù mù đó khiến những người có điều kiện kinh tế tìm đến thực phẩm nhập ngoại dù thị trường thực phẩm trong nước vẫn có sản phẩm tốt.
Việc minh bạch thông tin xuất xứ của thực phẩm cần được thực hiện nghiêm túc nhằm lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.
Theo đó, tiến tới minh bạch thông tin sản phẩm thông qua áp dụng truy xuất nguồn gốc điện tử trên toàn bộ hệ thống thực phẩm sạch.

Thông tin về thực phẩm sạch cần được minh bạch

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Trưởng ban vận động thành lập Hiệp hội thực phẩm minh bạch nêu ý kiến: “Từ nhà sản xuất, thương lái, nhà bán lẻ, những người cung cấp hóa chất, thuốc, quản lý phải được kiểm soát. Chứng nhận chỉ là một, còn kiểm soát việc thực hiện như thế nào mới là quan trọng. Nhà nông phải ghi chép, có báo cáo và các thanh tra viên phải xuống kiểm tra, yêu cầu điều chỉnh sửa chữa khi phát hiện sai lỗi. Nếu không đáp ứng được phải thu hồi chứng nhận đó lại”.
Minh bạch thông tin cho thực phẩm sạch không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng mà còn bảo vệ lợi ích cho những cơ sở thực phẩm sạch làm ăn chân chính, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng cần được cung cấp thông tin của thực phẩm sạch từ khâu chăm sóc, chế biến, phân phối và tiêu thụ, và có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý. Đồng thời, qua các đợt thanh, kiểm tra, cơ quan chức năng phải công bố địa chỉ kinh doanh thực phẩm an toàn để người dân được biết một cách rộng rãi.
Dù bạn đã đã mua thực phẩm sạch trong siêu thị hay thực phẩm bình thường ngoài chợ, hãy nên sử dụng máy sục ozone Bách Khoa để yên tâm hơn trong việc loại bỏ các hóa chất tồn dư còn sót lại trên bề mặt thực phẩm, bảo vệ sức khỏe gia đình và người thân.
Previous
Next Post »